
Vì sao chúng ta quên sạch ký ức khi còn là trẻ sơ sinh?
Dù nhiều lần cố gắng nhớ lại, chúng ta vẫn không thể nhớ được những ký ức, trải nghiệm khi chưa biết nói, biết đi.

Dù nhiều lần cố gắng nhớ lại, chúng ta vẫn không thể nhớ được những ký ức, trải nghiệm khi chưa biết nói, biết đi.Bạn có bao giờ tự hỏi cảm giác khi còn là trẻ sơ sinh như thế nào? Nhưng dù cố gắng đến đâu, bạn vẫn không thể nhớ được cảm giác lúc đó.
Người trưởng thành không thể nhớ những ký ức khi còn là trẻ sơ sinh. Ảnh: Pexels.![]()
[td]Người trưởng thành không thể nhớ những ký ức khi còn là trẻ sơ sinh. Ảnh: Pexels.[/td]
![]()
Nghiên cứu mới chỉ ra một sự thật rằng không phải bạn không có ký ức thời thơ ấu, mà là bạn không thể "tiếp cận" những ký ức đó khi lớn lên.
Theo CNN, kết quả nghiên cứu này được công bố trên tạp chí Science vào ngày 19/3. Để rút ra kết luận, nhóm nghiên cứu tại Mỹ do GS.TS Nick Turk-Browne tại Đại học Yale (Mỹ) dẫn đầu đã thực hiện kiểm tra 26 trẻ sơ sinh từ 4,2-24,9 tháng tuổi.
Phát hiện khác biệt
Những đứa trẻ này được chia thành 2 nhóm tuổi là nhóm dưới 12 tháng tuổi và nhóm từ 12-24 tháng tuổi.
Trong quá trình thử nghiệm, trẻ được đặt trong máy fMRI và xem loạt hình ảnh độc đáo trong 2 giây. Các nhà nghiên cứu hướng đến mục tiêu là ghi lại hoạt động ở đồi hải mã - phần có liên quan đến cảm xúc, trí nhớ và hệ thần kinh tự chủ của con người.
“Hồi hải mã là một cấu trúc não sâu, không thể nhìn thấy bằng các phương pháp thông thường. Vì vậy, chúng tôi phải phát triển một phương pháp mới để tiến hành các thí nghiệm về trí nhớ đối với trẻ sơ sinh bên trong máy MRI”, Tiến sĩ Nick Turk-Browne thông tin với CNN.
Tiến sĩ Simona Ghetti, giáo sư khoa Tâm lý tại Đại học California, Davis (Mỹ), người không tham gia nghiên cứu này, nhưng từng có nghiên cứu tập trung vào sự phát triển trí nhớ ở trẻ, cũng công nhận rằng nhiều nghiên cứu trước đây đã chứng minh khả năng mã hóa thông tin ở trẻ sơ sinh.
Tuy nhiên, nghiên cứu mới khác biệt ở chỗ nó có thể liên kết quá trình mã hóa ký ức với hoạt động của đồi hải mã.
Nghiên cứu mới không dừng lại ở đó, trẻ còn được cho xem 2 hình ảnh đặt cạnh nhau, gồm một hình ảnh quen thuộc mà các em từng thấy trước đây và một hình ảnh mới. Các nhà nghiên cứu sẽ theo dõi chuyển động mắt của các em để xem trẻ tập trung vào hình ảnh nào lâu hơn.
Nếu trẻ sơ sinh dành nhiều thời gian để nhìn hình ảnh quen thuộc, điều đó có nghĩa các em nhận ra hình ảnh đó. Điều này cũng đồng nghĩa với việc trẻ có khả năng nhớ lại các ký ức cũ. Trong trường hợp trẻ không tập trung vào bất kỳ hình ảnh nào, nhóm nghiên cứu suy đoán có thể khả năng ghi nhớ của trẻ kém phát triển hơn.
"Trẻ sơ sinh nhìn vào những gì chúng thấy thú vị và từ lâu, các nhà nghiên cứu đã tận dụng hành vi tự phát này để thu thập thông tin về chức năng của trí nhớ", tiến sĩ Simona Ghetti thông tin.